HomeVăn hoá

Bánh dân gian miền Nam – Chỉ dấu của một nền văn hóa nông nghiệp giàu đẹp

Đại cương về hiện tượng Tonkinization (Bắc Kỳ Hóa)
16 điều người miền Nam cần biết để làm vừa lòng người Bắc Kỳ
Mất đi quyền làm chủ thời gian, văn hóa của người miền Nam bị biến đổi và mai một

Sự phong phú và đa dạng của các món bánh dân gian nói riêng và món ăn miền Nam nói chung là một chỉ dấu cho thấy rằng nền văn hóa bản địa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ đã phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử ở vùng đất này bất chấp các biến động về chính trị. Chỉ có văn hóa lúa nước với nền tảng là những người phụ nữ cần mẫn đóng vai trò săn sóc gia đình, định canh định cư lâu đời mới có thể sáng chế, bảo tồn và gìn giữ những món ăn đặc sắc như vậy.

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Có thể thấy được sự tương đồng giữa các món bánh dân gian trong không gian văn hóa lúa nước Đông Nam Á, các quốc gia khác như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia  đều có phiên bản “bánh tét” của riêng mình.

Khao Tom - "Bánh tét" của Thái

Khao Tom – “Bánh tét” của Thái

Num ansom chrouk (នំ អន្សមជ្រូក) - Bánh tét Campuchia

Num ansom chrouk (នំ អន្សមជ្រូក) – Bánh tét Campuchia

Lemper - "Bánh tét" nhỏ của Indonesia

Lemper – “Bánh tét” nhỏ của Indonesia

Lepat Liat - "Bánh tét" nhỏ phiên bản Malaysia.

Lepat Liat – “Bánh tét” nhỏ phiên bản Malaysia.

Chè bánh lọt của miền Nam cũng xuất hiện ở khắp Đông Nam Á với những tên gọi khác nhau như Lot Chong (Thái Lan), Cendol (Malaysia), Chendol (Singapore), Lot Song (Lào), Mont Let Saung (Myanmar), Cendol (Tây Java, Indonesia), Dawet (Trung và Đông Java, Indonesia), Nom Lort (Campuchia).

Bánh lọt - Món ăn phổ biến tại miền Nam Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á.

Bánh lọt – Món ăn phổ biến tại miền Nam Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á.

Bánh bò cũng xuất hiện ở Thái Lan với tên gọi Kanom Krok Bai Toey, ở Philippines với tên gọi Puto.

Calasiao Puto của Philippines là một phiên bản gần như sanh đôi của bánh bò miền Nam Việt Nam.

Puto Calasiao của Philippines là một phiên bản gần như sanh đôi của bánh bò miền Nam Việt Nam.

Ngoài ra còn nhiều món bánh khác xuất hiện đồng thời ở miền Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác mà chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu và khám phá. Tuy nhiên nhiêu đó bằng chứng cũng đủ cho chúng ta thấy rằng không gian văn hóa lúa nước Đông Nam Á rất giàu đẹp dẫu trải qua bao cuộc biến thiên về chánh trị lẫn gió bụi thời gian. Sự đa dạng và phong phú của các món tráng miệng, ăn chơi phản ánh mức sống cao của người dân Đàng Trong từ xưa, khi mà xã hội tồn tại và phát triển ở mức độ cơ bản, chưa có các định chế toàn cầu tác động và đo lường dựa trên đơn vị tiền tệ. Cuộc sống đơn giản chỉ là mọi người cùng trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng hóa vừa đủ nhu cầu, dư một ít để trao đổi những thứ mình cần.

Trải qua các cuộc tranh bá đồ vương, một bộ phận những người đàn ông thua trận có đủ sức khỏe và điều kiện mới có thể chạy trốn đi nơi khác. Phần còn lại với số đông là những người phụ nữ và những người đàn ông không có tham vọng chánh trị, đã chọn giải pháp thuận theo thời thế, họ đổi họ, nói ngôn ngữ của kẻ chiến thắng để yên thân và ổn định cuộc sống. Những người phụ nữ đó, bằng bản năng chăm sóc và nuôi dưỡng thiên phú của mình, đã thậm chí đồng hóa ngược những người thuộc phe chiến thắng, khiến các thế hệ con lai ít ỏi sau này chịu ảnh hưởng của mẹ nhiều hơn là cha, đó là chưa kể họ cũng tạo ra môi trường văn hóa xã hội còn đậm bản sắc địa phương để đồng hóa luôn những người đến sau. Mặt khác, điều kiện giao thông đi lại thời xưa rất khó khăn, số người được đưa vào không đủ nhiều và cũng không đủ số phụ nữ để có thể áp đảo được văn hóa của dân bản địa.

Ngôn ngữ mà người miền Nam và miền Trung nói được xác lập bởi sức mạnh quân sự của một nhóm người làm chính trị thời xưa còn văn hóa và lối sống được thừa hưởng từ người mẹ nhiều hơn. Ta có thể thấy được tính “Việt” trong văn hóa của người miền Trung đậm dần từ Nam Trung Bộ ra Bắc Trung Bộ, điều này tương ứng với số lượng phụ nữ Việt ngày xưa sinh sống ở các vùng này, càng vào Nam thì càng khó đưa phụ nữ vào hơn. Giữa hai nền văn hóa du mục và định canh định cư thì văn hóa định canh định cư sẽ có sức sống mãnh liệt hơn do được nuôi dưỡng trực tiếp từ những người mẹ, còn các sắc tộc du mục thì thường phải vay mượn văn hóa ở những vùng đất mà họ di cư đến hoặc đánh chiếm được. Ngày nay nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa cùng với sự hỗ trợ của các tư tưởng “toàn cầu hoá”, “thế giới đại đồng”, nhiều sắc tộc có thể đem cả vợ con họ hàng đến cư trú ở vùng đất khác và giữ văn hóa bản sắc của mình, thậm chí còn có thể tuyên bố họ là tổ tiên của người bản địa ở đó

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 1
  • comment-avatar

    […] Không gian văn hóa nông nghiệp miền Nam đã giúp tạo ra những món bánh dân gian và các món ăn vô cùng đa dạng và phong phú, ở đó vai trò của những người phụ nữ trong gia đình là rất lớn. Họ dậy sớm chuẩn bị những bữa cơm cho gia đình, chế biến những món ăn ngon để làm ấm cúng hơn tổ ấm. Một nền nông nghiệp định canh, định cư ổn định hàng thế kỷ đã tạo ra một nền ẩm thực xứng đáng được tôn vinh ngang với ẩm thực Thái Lan. Người Nam với nhiều nguồn gốc sắc dân khác nhau được làm chủ vùng đất mới với những cánh đồng lúa rộng thênh thang nhờ chính sách “dinh điền” của chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Sau những hiểm nguy thuở ban đầu khai hoang, người Nam tận hưởng thành quả của mình với một không gian đủ rộng để phát triển những câu hò, điệu lý, những làn điệu đờn ca tài tử thấm đượm hồn thiêng sông núi trong những lúc nông nhàn. Văn minh lúa nước được phát triển rực rỡ cả trước, trong và sau thời kỳ thuộc địa theo những cách khác nhau mà không thể đo đếm bằng chỉ số GDP. Sự lên ngôi của lối sống trọng thương ở một số đô thị lớn đặc biệt là ở thời kỳ Pháp thuộc cũng không hề làm thay đổi bản chất nông nghiệp của xã hội miền Nam. Người Pháp mang rượu lạt, bánh mì đến để khai hóa nhưng càng khiến người Nam dù bên ngoài nói tiếng Tây, viết chữ Quốc ngữ nhưng lại càng ý thức giữ truyền thống của mình hơn. Văn hóa nông nghiệp khiến cho người Nam sống chậm và giữ gìn đủ lễ nghi phong tục ông bà để lại, họ làm đám giỗ cho ông bà cha mẹ hằng năm để giữ tròn đạo hiếu, ngày thường khó khăn nhưng vẫn phải no đủ ba ngày Tết, thôi nôi đầy tháng là dịp để người thân, hàng xóm cưng nựng em cháu, cầu mong sức khỏe và bình an. Đám cưới là dịp để mọi người trong họ hàng cùng xúm nhau góp công góp sức trang hoàng nhà cửa, cổng cưới, chúc phúc cho đôi lứa nên duyên vợ chồng, con người giao tiếp với nhau một cách chân thành, chất phác, ông bà dạy lễ nghĩa cho con cháu, giúp cho cấu trúc xã hội thu nhỏ ở phạm vi xóm làng luôn luôn tiếp nối không hề mai một. Người Nam làm chủ được miếng ruộng của họ, được sống tốt với nghề nông, để ruộng đất lại cho con cháu, con cháu chôn cất ông bà ngay trên chính mảnh đất của mình, sống không phụ thuộc quá nhiều vào tiền mặt, có nhiều thời gian để gìn giữ văn hóa của chính mình, chính là có được sự tự do, sự tự do đó của người miền Nam đã giúp họ vượt qua được thế kỷ 20 với nhiều cuộc biến động kinh khủng trên quê hương, trong khi người Nam ở thành thị phải bỏ nước ra đi vì kinh tế sụp đổ bởi những mưu toan chánh trị thì ở thôn quê, người Nam vẫn có thể sống vui dưới ánh đèn dầu qua những câu chuyện thời xưa ngoại kể, ngủ ngon giấc trong tiếng hát ru của mẹ. Nghèo khó, người ta cấy lúa qua lại để trả công cho nhau không tính tiền. Những tuồng cải lương dài 2-3 tiếng đồng hồ cũng được thưởng thức lúc nông nhàn, là món ăn tinh thần cho người miền Nam thời kỳ sau chiến tranh.cho đến hết thập niên 90. […]