HomeTinh hoa

Giải pháp nào cho nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương trong kỷ nguyên truyền thông?

Cái chết của cải lương miền Nam và sự khác biệt văn hoá Nam Kỳ, Bắc Kỳ
Nhạc sĩ Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi)

Trong bối cảnh internet và mạng xã hội bùng nổ kể từ sau năm 2010 tới nay, thị hiếu và mỹ cảm của giới trẻ ngày càng chuyển dịch theo hướng ưu tiên những gì ngắn, dễ hiểu, hợp thời đại. Đây là những yếu tố bất lợi trong việc truyền bá nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương đến với giới trẻ khi mà hình mẫu cho bộ môn nghệ thuật ở thập niên 90 và 2000 bao gồm những tuồng cải lương có độ dài hàng tiếng đồng hồ, phù hợp với văn hóa nông nghiệp khi mà người dân có nhiều thời gian nông nhàn để thẩm thấu các tác phẩm có chất lượng cao được sáng tạo bởi những soạn giả và nghệ sĩ tài danh. Mặc dầu vậy, vẫn còn nhiều người trẻ với lòng yêu mến bộ môn nghệ thuật cổ truyền của miền Nam vẫn ra sức tập luyện để tiếp tục gìn giữ đờn ca tài tử cải lương mà không cần mưu cầu quyền lợi và tiền bạc.
Những yếu tố khiến cho bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương dễ đi vào lòng người miền Nam:
– Ca hoàn toàn bằng giọng miền Nam, cải lương và đờn ca tài tử lớn mạnh dĩ nhiên sẽ có lợi cho việc bảo tồn văn hóa truyền thống miền Nam.
– Khi ca tài tử, cải lương muốn cho hay thì phải ngân nga luyến láy đúng chữ đờn, do đó việc học tài tử cải lương muốn cho hay phải học tánh kiên nhẫn, tỉ mỉ bởi một sơ suất nhỏ cũng sẽ khiến cho cả bài ca không được hay trọn vẹn.
– Đờn tài tử cải lương là một bộ môn khó, tương đương như nhạc jazz của Tây phương khi mà người nhạc sĩ có thể sáng tạo chữ đơn nhưng có khuôn khổ riêng để nghe hài hòa.

Vấn đề của đờn ca tài tử miền Nam hiện nay đó là chủ đề, các tuồng cải lương hay bài bản nói về cách mạng, yêu quê hương đất nước phần nào đó khiến cho giới trẻ khó tiếp cận. Trong khi đó, những bài bản ngắn gọn, đơn giản, hài hước như bản Khốc Hoàng Thiên “một cộng một bằng hai, còn hai cộng hai bằng bốn, bốn với hai bằng sáu” hay bản Nặng Tình Xưa “anh không cần em trả lại những ngày thanh xuân, trôi qua cái rẹt có đòi được đâu”… Đây rõ ràng là những sáng tạo phù hợp với kỷ nguyên truyền thông, giúp cho bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương đến gần hơn với giới trẻ. Dĩ nhiên các sáng tác hiện nay đều được kiểm duyệt gắt gao bởi các cơ quan chức năng tuy nhiên việc sáng tạo trào phúng nhằm mục đích đăng tải trên mạng xã hội, bám theo các chủ đề mang tính thời sự là một chiến lược mà những người có tâm huyết với cải lương nên hướng tới, để không bị lép vế trước các làn sóng âm nhạc lai căn như rap, tân nhạc ca nghe không rõ lời đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội hiện nay.

Nguyễn Văn Bảnh

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0