HomeLịch sử

Đại Nam đổi thành Việt Nam và sự kết thúc nhanh chóng của Đế Quốc Việt Nam

Lạm bàn về chủ nghĩa dân tộc miền Bắc (Tonkinism) trên mạng xã hội
Một số điều kiện hợp lệ để người miền Nam có thể chửi người miền Bắc
Cẩm nang ứng xử cho người Bắc khi chuyển vào sống ở miền Nam

Sau khi bị nhà Nguyễn ra đô hộ, người Bắc Kỳ luôn mang trong mình nỗi uất ức mất nước, Thăng Long vốn là kinh đô của Đại Việt giờ mất đi vai trò là một trung tâm chánh trị của đồng bằng sông Hồng. Bắc Kỳ vốn là một phiên thuộc cũ của Trung Hoa do đó ai chiếm được Thăng Long nghiễm nhiên phải qua thiên triều để nhận sắc phong, các vua Quang Trung của Tây Sơn và Gia Long – người sáng lập vương triều Nguyễn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ thời vua Minh Mạng đến Thiệu Trị thì khi lên ngôi, vua phải ra Thăng Long (sau đổi thành Hà Nội) để nhận thụ phong từ hoàng đế Trung Hoa. Đến thời Tự Đức thì sứ nhà Thanh trực tiếp vô Huế để trao thụ phong cho vua. Sau khi Pháp xâm lược Đại Nam thì nhà Thanh cũng mất quyền thiên triều đối với nước ta, do trận thua của quân Cờ Đen trước quân Pháp, cũng trên đất Bắc Kỳ. Trước khi Pháp xâm lược, hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bắc Kỳ đã nổ ra chống lại nhà Nguyễn, thể hiện khát khao độc lập, tự trị, xứ Bắc Kỳ phải do người Bắc Kỳ cai trị. Điều này cũng thể hiện rõ khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ thì dân Bắc cũng nhanh chóng hợp tác với Pháp để chấm dứt quyền lực của nhà Nguyễn ở vùng đất này theo tinh thần “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Thậm chí còn có phong trào khởi nghĩa đòi thành lập một nhà nước Công giáo ở Bắc Kỳ do Tạ Văn Phụng lãnh đạo, với sự hỗ trợ của người Pháp. Sự lớn mạnh của đạo Công giáo tại miền Bắc cũng là một nền tảng thuận lợi thúc đẩy người Pháp đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng một trung tâm chánh trị tại Viễn Đông, đồng thời khống chế nhà Thanh từ phía Nam. Bắc Kỳ bắt đầu khởi sắc kể từ giai đoạn cầm quyền của toàn quyền Paul Doumer, chữ quốc ngữ cũng được truyền bá từ trong Nam Kỳ mở ra nhiều cơ hội cho người Bắc trên mặt trận tư tưởng.

Khác với người Nam vốn chỉ dùng chữ Quốc ngữ để phổ cập cho phụ nữ và trẻ em, dùng cho nhựt trình, viết đơn kiện cáo và truyền bá văn thơ, người Bắc nhìn thấy tiềm năng của chữ Quốc ngữ như là một thứ vũ khí truyền thông lợi hại để tuyên truyền chính trị, phục quốc nhằm thoát khỏi nền tảng phong kiến của nhà Nguyễn vốn đã bám rễ trong dân chúng với một hệ thống văn bản hành chánh, sử liệu đồ sộ được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép kĩ lưỡng và quy củ. Sự ra đời của cuốn sách Việt Nam Sử Lược cũng không nằm ngoài ước muốn đó, ông Trần Trọng Kim đã gộp sử Nam và sử Bắc lại với nhau và xiển dương cho một ý tưởng về nước “Việt Nam” mới với nguồn gốc nằm ở miền Bắc. Người đọc cần biết rằng dù bị người Pháp đô hộ nhưng trên danh nghĩa tên nước vẫn là Đại Nam cho đến khi người Nhật đảo chánh Pháp vào năm 1945. Ẩn ý của tên gọi Việt Nam chính là dân Bắc chỉ nhìn nhận vua Gia Long, không phục các vua từ Minh Mạng trở về sau, một lối tư duy quen thuộc thời phong kiến của các thể lực phản loạn nhân danh phò vua cũ để lật đổ vua hiện tại.

Với uy tín Trần Trọng Kim, ý tưởng về nước “Việt Nam” thống nhất ba miền do người Bắc cầm đầu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng dĩ nhiên là từ giới tinh hoa miền Bắc, sau đó lan dần ra dân chúng và các lực lượng cách mạng, các tổ chức đòi độc lập có gắn tên Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Ở Nam Kỳ thì các trí thức cấp tiến học trường Pháp cũng bị hấp dẫn bởi tư tưởng mới này, sự đứt gãy với truyền thống Nho học sau mấy mươi năm làm thuộc địa Pháp đã khiến cho dân Nam Kỳ cũng khát khao được nhập trở lại với 2 phần đất bảo hộ và nửa bảo hộ. Thông qua hệ thống báo chí tự do, càng nhiều những người dân biết đọc chữ tự nhìn nhận mình là “người Việt Nam”.

Việc trao trả độc lập lại cho hoàng tộc nhà Nguyễn của người Nhựt năm 1945 là thời điểm nhạy cảm, khi mà các phong trào đòi độc lập cho “Việt Nam” cũng phân mảnh rất nhiều. Ở miền Nam có phe Ngô Đình Diệm chỉ suy tôn hoàng thân Cường Để với hy vọng người Nhật sẽ trao trả độc lập lại cho vị hậu duệ hoàng tử Cảnh này trong khi ở miền Bắc thì hầu như toàn dân đều sôi sục tinh thần cách mạng, trông đợi vào một điều gì đó đến từ vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của họ.

Cá nhân người viết đặt ra giả thuyết rằng có sự tác động nào đó của ông Trần Trọng Kim và Phạm Khắc Hòe lên vua Bảo Đại để nhận độc lập từ người Nhật dưới cái tên “Đế Quốc Việt Nam” thay vì “Đế Quốc Đại Nam” vốn là tên nước thực tế của nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng đế cho đến trước khi Nhật đảo chánh Pháp. Tức họ chỉ coi vua như bù nhìn cho các mưu toan chánh trị của riêng họ, khi mà hoàng tộc thờ ơ không quá sốt sắng trong các hoạt động bảo hoàng và gìn giữ truyền thống gia tộc. Hay nói cách khác, điều họ cần duy nhứt ở vua Bảo Đại đó chính là sự phê chuẩn đổi tên nước từ Đại Nam thành Việt Nam rồi sau đó họ sẽ lèo lái đất nước theo cách mới hơn. Điều đáng nói ở đây đó là rất nhiều người đã tiên đoán được rằng người Nhựt sớm muộn cũng sẽ thất bại, thậm chí ngay từ 1941 Đức Huỳnh giáo chủ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng từ chối hợp tác với người Nhựt vì biết trước kết cuộc của họ ở Đông Dương. Vậy động cơ phía sau việc tác động đổi tên nước này là gì? Có phải là một bước đệm cho một nước cộng hòa mới? Để cho bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi xin giải thích thêm về vấn đề đổi tên nước. Ở các nước phong kiến phương Đông xưa nay thì chỉ có vua mới có quyền đổi tên nước, ví dụ như nước Xiêm đổi tên thành Thái Lan từ 1939, đổi lại thành Xiêm từ 1946-1948 sau đó đổi lại thành Thái Lan cho tới nay. Giả sử trong tương lai có một thế lực nào đó lật đổ hoàng gia Thái Lan và thành lập nền cộng hòa thì buộc phải lấy tên là Cộng Hòa Thái Lan hoặc Cộng Hòa Nhân Dân/Dân Chủ Thái Lan tùy theo ý thức hệ mà họ chọn.

Quay trở lại với Đế Quốc Việt Nam, các tác động của Phạm Khắc Hòe lên quyết định thoái vị của vua Bảo Đại sau sự kiện cướp chánh quyền tại Hà Nội để thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng đặt ra sự nghi vấn liệu có sự toa rập trong vô thức giữa Việt Minh và những người Bắc làm việc cho triều đình Huế. Vua Bảo Đại cũng biết Việt Minh nhận được sự hậu thuẫn của người Mỹ, sự chống đối chỉ mang lại kết cục như Sa hoàng Nga 1917 và minh chứng là cái chết của Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi – những người mưu toan nhờ người Nhật hỗ trợ để trấn áp Việt Minh.

Các chánh thể hình thành sau đó, trừ Cộng hòa Tự Trị Nam Kỳ, đa số đều phải mang tên Việt Nam (Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam).

Mộ cựu hoàng Bảo Đại có ghi "Hoàng Đế Việt Nam"

Mộ cựu hoàng Bảo Đại có ghi “Hoàng Đế Việt Nam”

Mộ hoàng hậu Nam Phương có ghi dòng chữ Hán "Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng". Hoàng hậu Nam Phương được tấn phong hoàng hậu lúc còn sống, và lúc này tên nước vẫn là Đại Nam, chưa đổi thành Việt Nam.

Mộ hoàng hậu Nam Phương có ghi dòng chữ Hán “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng”. Hoàng hậu Nam Phương được tấn phong hoàng hậu lúc còn sống, và lúc này tên nước vẫn là Đại Nam, chưa đổi thành Việt Nam.

Việc mộ vua Bảo Đại đề “Hoàng Đế Việt Nam” còn mộ hoàng hậu Nam Phương vẫn là “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng” cho ta thấy được sự khác biệt này. Nếu vua Gia Long là người khởi đầu cho nhà Nguyễn với cái tên Việt Nam thì vua Bảo Đại cũng là người kết thúc nhà Nguyễn với sơ suất đổi tên thành nước Việt Nam để rồi cơ nghiệp nhà Nguyễn cũng mất theo thời thế. Kể cả lần chấp chánh thứ hai dưới chánh thể Quốc Gia Việt Nam thì Ngài cũng bị đám đông Bắc Kỳ khác nhân danh Việt Nam để phế truất bằng tiền Mỹ và khẩu hiệu “đả thực, bài phong”. Những người ít ỏi nhân danh lòng yêu nước Đại Nam như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Mai Bá Hương v.v… đã đi vào quên lãng nhường chỗ cho đám đông khát khao chiếm lấy quyền bính nhân danh “Việt Nam” mang nhiều chất liệu của chủ nghĩa dân tộc du nhập từ giới chính trị Tây phương. Trên đây chỉ là những giả thuyết để người miền Nam có thể mở ra những hướng suy nghĩ mới về lịch sử, tác giả không khẳng định mọi suy luận đều là có thật, tuy nhiên với sự hiện diện của con đường Trần Trọng Kim ở quận Bình Thạnh, chúng ta có thể nghi ngờ về vai trò của ông này trong sự dịch chuyển trung tâm chính trị từ Huế ra Hà Nội.

Lê Trọng Tường

 

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0