Theo một tài liệu giải mật của CIA vừa được bạch hóa vào năm 2002 thì ở thời điểm năm 1966 lúc Nguyễn Cao Kỳ đang ở đỉnh cao quyền lực với cương vị Chủ tịch ủy ban Hành pháp Trung ương, người miền Nam cố cựu đã nhận ra sự thống trị của người Bắc di cư ở cả trong quân đội lẫn nội các, những lỗ hổng về bản sắc và ý thức hệ của Nam Kỳ được hình thành từ thời ông Diệm đã gây bất lợi cho việc tạo ra một lãnh đạo có thể đoàn kết mọi đảng phái của Nam Kỳ để chống lại sức ảnh hưởng của người Bắc. Xin liệt kê một số điểm đáng chú ý trong tài liệu này liên quan tới cuộc chiến vùng miền bất tận giữa người Nam và người Bắc.
- Từ lâu nay, các nhơn tố vùng miền và tôn giáo có tầm ảnh hưởng quan trọng nhứt lên sanh hoạt chánh trị ở miền Nam,( các vấn đề về tôn giáo và vùng miền) cũng chiếm ưu thế trong việc cấu nên thành phần quốc hội (ở miền Nam).
- “Người Nam Kỳ”, hay những người đại diện cho nhóm dân số từ Sài Gòn đổ về phía cực Nam và ĐBSCL, là những người chiếm đa số trong “nhóm ủng hộ vùng miền” cho tới thời điểm hiện tại. Có tổng cộng 44 thành viên người Nam kỳ trong 177 thành viên quốc hội. Họ có sức mạnh của sự đoàn kết, tuy nhiên, có vẻ hiện nay đã bị yếu đi chút đỉnh do họ không có một người lãnh đạo chung; một số người Nam Kỳ, có thể chịu ảnh hưởng bởi các tác nhơn tôn giáo nhiều hơn là các ý thức về vùng miền.
- Tuy vậy, tiềm năng của khối đại đoàn kết Nam Kỳ còn xa vời. Thực ra, ý thức (đoàn kết) Nam Kỳ đã bị kích động trong một vài tháng vừa qua, và có thể sẽ còn vững chắc hơn nữa bởi khủng hoảng nội các trong chánh phủ hiện tại. Cuộc khủng hoảng này là kết quả của những hành động chống đối của phía cảnh sát người Bắc kỳ di cư trong chánh phủ chống lại các chánh trị gia người miền Nam. Cuộc khủng hoảng này vẫn chưa được giải quyết, và một nhóm chánh trị gia miền Nam đang cố gắng làm yếu đi “chế độ Kỳ” (gần như toàn bộ QLVNCH và cảnh sát QG đều nằm dưới quyền của Nguyễn Cao Kỳ) bởi vì lo sợ quân đội do Kỳ nắm giữ sẽ trỗi dậy độc chiếm và bá quyền chánh phủ trước khi một chánh phủ lập hiến hoàn chỉnh được hình thành.
- Mặc dầu phe miền Nam không có đủ quyền lực để lật được ván cờ này, song sự ác cảm và thù địch bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng nội các đã khiến cho mối quan hệ giữa các chánh trị gia người Nam Kỳ và chánh phủ trở nên phức tạp. Một viễn cảnh có khả năng sẽ xảy ra là các chánh trị gia người miền Nam sẽ biểu tình trong im lặng bằng cách từ chức nếu họ tin rằng quyền lợi của họ bị ngó lơ và chèn ép. Tuy nhiên, nước đi đó hoàn toàn tương phản với mong muốn phát triển một chánh phủ đại diện (cho người Nam) mà trong đó, họ sẽ đạt được thế mạnh ảnh hưởng bởi lực lượng chiếm đa số của mình.
- Nhóm 27 chánh trị gia Bắc Kỳ trong nội các có được sự ủng hộ của đa số người tỵ nạn từ miền Bắc. Có khoảng 1.5 triệu người tỵ nạn, di cư (chủ yếu là Công giáo) sống xung quanh Sài Gòn và rải rác ở khu vực miền Trung. Sự hiện diện của các chánh trị gia Bắc Kỳ trong chánh phủ là điều không quá bất ngờ. Dường như những người này có một niềm yêu thích mãnh liệt với chánh trị, và cố gắng kiểm soát nền chánh trị quốc gia (VNCH). Nói đúng ra, chánh quyền Sài Gòn bị thống trị bởi các chánh trị gia và quân đội người Bắc.
- Trên phương diện tôn giáo, rõ ràng là đạo Công giáo nắm giữ một tầm ảnh hưởng quan trọng trong chánh quyền quốc gia. Có ít nhứt khoảng 33 nghị viên là Công giáo Bắc kỳ trong 1.5 triệu người Bắc Kỳ di cư tại miền Nam. Đạo Công giáo từ lâu đã là thế lực chánh trị và tôn giáo mạnh ở miền Nam, và có xu hướng hành động co cụm. Thời Diệm, quyền lực và tiếng nói của những người này là gần như tuyệt đối trong chánh phủ.
- Mặc dù thuộc các hệ phái Phật giáo và chiếm tới 34 ghế trong Quốc hội – tương đương với số ghế của Công giáo – các nghị sĩ Nam Kỳ có xu hướng không tổ chức lại thành một khối đoàn kết. Phương tiện duy nhứt để Phật giáo có ảnh hưởng lên chánh trị VNCH là GHPGVNTN thì lại không có thành viên chánh thức nào có chân trong Quốc hội. Phần tử có quyền lực và sức mạnh về tổ chức quân đội hơn của GHPGVNTN, được đại diện bởi Thích Trí Quang, nằm ở miền Trung đất nước, thì đã tẩy chay và chống đối cuộc bầu cử. Có thể có vài cá nhơn đại diện cho PG có tư tưởng chủ động trong tổ chức quân sự, nhưng các cá nhơn được xác định là tín đồ PG lại bị ảnh hưởng bởi tư tưởng vùng miền, đảng phái và địa vị nghề nghiệp hơn là tôn giáo.
- Nhánh PGHH ở ĐBSCL với 15 đại diện trong quốc hội có thể đoàn kết và tổ chức chặt chẽ hơn. Họ (phe PGHH) nằm hoàn toàn trong nhóm có tư tưởng Nam Kỳ, song cũng có thể họ hành động không thực sự phụ thuộc vô tư tưởng trên. Kỳ đã đồng ý nhượng bộ với Hòa Hảo để cố gắng bày tỏ sự thân thiện với tổ chức PG này.
- Phân tích chuyển động chánh trị cho thấy yếu tố vùng miền sẽ là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhứt trong cuộc bầu cử sắp tới (tức là bầu cử 1967), và trong các hoạt động ở tương lai. Vị trí thứ hai thuộc về tôn giáo, theo sau đó mới là các yếu tố như gia tộc, xã hội và địa vị. […]
Ta có thể thấy rõ sự tai hại của các hành động sai lầm trước đó của tướng Nguyễn Khánh đã giúp cho phe tướng Bắc lấy lại được sự thống trị như họ đã từng có thời Diệm, giờ đây với một thủ lĩnh mới là Nguyễn Cao Kỳ. Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi ở đỉnh cao quyền lực, Nguyễn Cao Kỳ đã để lại một số di sản có lợi cho người Bắc ở Sài Gòn – thủ phủ miền Nam, như là tượng Trần Hưng Đạo hay đền thờ Hùng Vương. Trần Văn Văn – một người theo chủ nghĩa dân tộc Nam Kỳ, là cái gai trong mắt của liên minh Kỳ – Loan, đã bị ám sát bí ẩn vào năm 1966. Cuộc chiến vùng miền trong nội bộ VNCH là thật sự tồn tại nhưng luôn bị lơ đi trong hầu hết các diễn ngôn sau này của các phe nhóm truyền thông do người Bắc 54 cầm đầu ở hải ngoại.
BÌNH LUẬN