HomeLịch sử

Bảo Đại, người đầu tiên bị đánh tư sản phía Nam vỹ tuyến 17

Cuộc chiến vùng miền bất tận trước khi thành lập đệ nhị VNCH
Có thật sự là miền Nam cần người Bắc di cư để chống cộng?
Bút khảo: Tuy Rằng Khác Giống Nhưng Không Chung Giàn

Lời kể của Hoàng tử Bảo Ân đang sống tại Mỹ, con trai của vua Bảo Đại và bà Phi Ánh do nhà báo Huy Phương viết trên báo Người Việt

Trích “Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Ðại, và trở thành quốc trưởng. Theo lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều biệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của cải cải cất giấu. Tài sản này là của tư hữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết bà Phi Ánh là em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong một gia đình giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Ðại rất nghèo, trong thời gian sống rất khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung. Ðức Từ Cung đã phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnh để lấy tiền gửi sang cho Cựu hoàng. Sau ngày Cựu hoàng bị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó. Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa. 

Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học. Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả cung điện như là tài sản của quốc gia, trừ Cung An Ðịnh tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản riêng, do lương bổng của Vua Khải Ðịnh xây dựng nên. Sau đó, chính “công dân” Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đã về ở đó một thời gian, trước gia đình tan rã, mỗi người một phương. Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất phế Bảo Ðại, Cung An Ðịnh bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốn hồi ký của Vua Bảo Ðại, ông không hề có một lời trách móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc này”

Công báo tịch thu tài sản hoàng tộc do chế độ Ngô Đình DIệm ban hành.

Công báo tịch thu tài sản hoàng tộc do chế độ Ngô Đình DIệm ban hành.

Bà Lê Thị Dinh là cung nữ trung thành của bà Từ Cung, hầu Thái hậu khi bà sống tại nhà số 79 Phan Đình Phùng, An Cựu, Huế kể: ‘Khi ra khỏi cung Diên Thọ về sống cung An Định, hay là khi bị Ngô Đình Diệm đuổi khỏi cung An Định, Từ Cung Thái Hậu vẫn luôn mang theo bên mình tất cả những bảo vật của triều Nguyễn và cả bộ y phục mà vua đã từng mặc trước đây. Bộ y phục, mà bà đã mặc thời bà còn ở trong cung Diên Thọ khi nhà Nguyễn chưa mất, bà cũng mang theo. Bà giữ lại tất cả làm kỷ vật cho đến tận lúc chết’. Lê Thị Dinh hầu hạ Thái hậu tới lúc Thái hậu mãn phần thọ 90 tuổi.

Tư thất của vua Bảo Đại tại Pháp, cái nào đứng tên Vĩnh Thụy là bị Ngô Đình Diệm yêu cầu Pháp trao cho chánh quyền mới Việt Nam Cộng Hòa quản lý, trong đó có 1 tư thất do Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân mua tặng cho vua Bảo Đại. Cho nên cuối cùng vua Bảo Đại sống trong một căn nhà 1 phòng ngủ nhỏ hẹp số 29 đường Fresnel Paris 16, nằm sâu trong ngõ hẻm sau lưng tòa Đại sứ Ba Tư.

Đã thế, Trung Tướng Trần Văn Đôn người là sĩ quan của vua Bảo Đại nhưng tạo phản, giúp ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại có ghi trong hồi ký Việt Nam Nhân Chứng: ‘Đồng bào Việt Nam ở Pháp rất thờ ơ với Bảo Đại vì Bảo Đại không chịu hoạt động cho nước nhà’. Trần Văn Đôn trách thế khi ông nắm Tư Lệnh Quân khu 1 và còn làm cả dân biểu, Thướng Nghị Sỹ VNCH. Trần Văn Đôn cũng đã góp phần đảo chánh giết ông Diệm năm 1963. Sau khi mất nước, năm 1982 Trần Văn Đôn thỉnh vua Bảo Đại qua Mỹ lập chánh phủ Lưu vong. Ông Bảo Đại từ chối.  

Ông Huỳnh Văn Lang cựu Trưởng viện Hối Đoái Sài Gòn và Bí Thơ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đã có mặt trong dinh Gia Long và tham gia truất phế Quốc Trưởng 1955 mạo danh “nguyện vọng của toàn dân”. Huỳnh Văn Lang có nhận định trong năm 2017 tại Mỹ, chương trình Văn Hoá Nhân Bản Lạc Việt: ‘Hai lần Bảo Đại phản bội Diệm, khi anh (vua Bảo Đại) chọn ông này làm Thủ tướng, rồi ngày hôm sau anh chọn một thằng cha khác làm Thủ tướng có phải anh phản bội hông? Phản bội nặng chớ. Chơi xỏ lá. Cái chuyện đâm sau lưng người ta”. Huỳnh Văn Lang chê Bảo Đại tham tiền và còn so sánh sự tham tiền của vua Bảo Đại giống Cộng sản ở thế kỷ 21. 

Lời bàn: Lời nói và hành động của Trần Văn Đôn và Huỳnh Văn Lang thật mai mỉa. Người thời xưa sao mà đá nổi rong chìm, bất trung bất nghĩa, nói ngược nói ngạo đầy ra hết, hỏi sao không mất nước?

Võ Thanh Liêm, PhD

BÌNH LUẬN

WORDPRESS: 0