Mảnh đất Nam Kỳ Lục Tỉnh đang đứng trước một thảm họa lớn về văn hóa, xã hội có thể được dự báo trước bởi những chính sách bất công một cách vô tình hay hữu ý đã và đang làm chia rẽ giữa người miền Nam với nhau, mà cụ thể là tình trạng người miền Đông Nam Bộ kỳ thị người miền Tây Nam Bộ bằng những định kiến được lặp đi lặp lại.
Ngược dòng lịch sử, vào thời nhà Nguyễn thì 6 tỉnh Nam Kỳ có văn hóa, xã hội gần như đồng nhất với nhau, chỉ khác chút ít về thành phần dân cư và mức độ quan chế tuy nhiên chủ đạo vẫn là một xã hội nông nghiệp trù phú với mức độ tự trị ở địa phương tương đối cao (hệ thống hương cả, hương chức, cai tổng rất chặt chẽ) bảo đảm việc duy trì lâu dài các giá trị văn hóa, truyền thống, chuẩn mực đạo đức. Sau khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, tuy cũng ra sức Tây hóa người dân nhưng chánh quyền thực dân cũng không hoàn toàn bứng gốc rễ truyền thống của dân An Nam, đạo nghĩa truyền thống và Nho học vẫn tồn tại song song với những giá trị tân thời. Những người theo Pháp bị ghét đó là chuyện thường tình vì mâu thuẫn giai cấp giàu – nghèo luôn luôn tồn tại ở mọi xã hội, nhưng văn hóa và truyền thống của ông bà xưa vẫn được gìn giữ, điều này có thể nhìn thấy rõ qua các tác phẩm vào giai đoạn sơ khai của nền văn chương và thơ ca Quốc ngữ ở xứ Nam Kỳ của các tác giả Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Đặng Lễ Nghi, Tân Dân Tử, v.v… Xã hội thời xưa vẫn trọng đạo nghĩa, coi khinh kim tiền, những vụ án như đồng Nọc Nạng ít ra nông dân vẫn có thể thắng kiện.
Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi kể từ sau khi chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 1955, ông Ngô Đình Diệm phế truất quốc trưởng Bảo Đại và cưỡng bách nhân dân miền Nam thử nghiệm một thể chế cộng hòa mà bấy lâu người em trai của ông hằng ấp ủ, tiền của Mỹ chảy vào Nam Kỳ để “cải cách ruộng đất” mang lại lợi lộc cho dân di cư miền Bắc và miền Trung, chế độ hương quản ở Nam Kỳ cũng bị xóa bỏ, các nhân viên hành chánh được bổ nhiệm từ trung ương xuống chứ không còn được là dân cố cựu Nam Kỳ. Sự can thiệp ngày càng mạnh của Mỹ về quân sự và viện trợ kinh tế đã thay đổi bộ mặt của miền Nam, tiền chủ yếu chảy vào các đô thị lớn như Sài Gòn, Biên Hòa (nơi có đông dân Bắc di cư) còn miền Tây Nam Bộ vẫn gắn bó với một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống. Rạn nứt, chia rẽ nội bộ miền Nam ngày càng sâu sắc bởi thái độ tự cao kẻ cả kiểu thành thị được khơi mào bởi khối “kiêu dân” Công giáo Bắc di cư. Thành thị khinh rẻ thôn quê, Công giáo đối đầu Phật giáo, quân sự chèn ép dân sư, mọi thứ dẫn đến kết cục chế độ VNCH sụp đổ vào năm 1975.
Sau đó là những chuỗi ngày đáng quên của dân miền Nam khi phải trải qua những lần đổi tiền long trời lở đất, và phong trào vượt biên chính thức và phi chính thức, thậm chí vượt biên “trả phí”. Nam Kỳ vẫn bền bỉ đứng dậy nhờ hột gạo quê hương, nhờ vào văn hóa sông nước chất phác hữu tình. GDP của Sài Gòn năm 1990 chỉ bằng 2/3 của miền Tây, văn hóa miền Tây ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc thập niên 90.
Sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, miền Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hóa với hạt nhân phát triển là Sài Gòn, thành phố năng động thu hút người dân từ khắp mọi miền đất nước và là nơi đầu tiên ở miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của toàn cầu hóa, đô thị hóa. Người dân miền Nam cố cựu ở Sài Gòn tìm đường đi định cư ở nước ngoài để đoàn tụ với gia đình đã ra đi trước đó, thành phố tràn ngập dân nhập cư, tuy nhiên mọi thứ vẫn ổn vì văn hóa Sài Gòn vẫn do người miền Nam chi phối nhờ vào sự giúp sức của lao động từ miền Tây lên ở đủ mọi ngành nghề.
Sự đi xuống của nông nghiệp do các chính sách tài khóa bất hợp lý đã dẫn tới tình trạng ly hương hàng loạt của người dân miền Tây lên các tỉnh miền Đông, tạo ra một vấn đề xã hội đó là dân miền Đông kỳ thị miền Tây bằng các định kiến vốn xuất phát từ người miền khác không phải là người miền Nam. Các khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài đã giúp bộ mặt của các tỉnh miền Đông thay đổi nhanh chóng nhờ vào thị trường tiêu thụ lớn, chủ đất có thể làm giàu nhờ tiền thuê trọ của công nhân ngoại tỉnh mà trong đó phần lớn là sức tiêu thụ của người miền Tây, tuy nhiên người miền Tây luôn là đối tượng bị kỳ thị và đang tạo ra một sự chia rẽ rất lớn giữa người miền Nam với nhau, về vấn đề này, người viết xin được phân tích một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân thứ nhất, đó là miền Đông Nam Bộ hiện nay đang là nơi tập hợp của rất nhiều vùng miền khác nhau, mà trong đó người gốc miền Bắc, miền Trung có hộ khẩu tại miền Đông Nam Bộ và đặc biệt là Sài Gòn đã hăng hái phát ngôn, nhân danh cho cái gọi là “người miền Đông” để tạo ra định kiến đối với người miền Tây. Thậm chí trên một số diễn đàn, trang web, mạng xã hội, họ tự gọi họ là khu vực “miền Nam” còn miền Tây là khác (!). Điều này tác động đến người miền Đông Nam Bộ cố cựu và giới trẻ, về lâu dài được mặc nhiên công nhận là đúng. Ví dụ một hiện tượng như sau, một người Bình Dương gốc Nam rặt khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của mình với một người Đông Nam Bộ khác dễ bị hỏi là “sao giống miền Tây vậy?”, “em quê ở miền Tây hả” như một kiểu coi miền Tây là một cái gì đó đáng hổ thẹn, cần phải tránh xa như hủi. Nhưng có một thực tế đó là người miền Nam gốc quê dù ở miền Đông hay miền Tây thì đều nói một giọng như nhau, chỉ có người miền Nam bị mất gốc mới tập uốn lưỡi phát âm cho giống người Bắc, người Trung ở đô thị để tự cảm thấy mình “khác miền Tây”. Chắc nhiều người “miền Đông” còn không biết nghệ sĩ cải lương hài nổi tiếng Văn Hường là người ở Long Thạnh Mỹ (thuộc Q9 cũ, thành phố Thủ Đức ngày nay) còn nhạc sĩ Bắc Sơn với những bài ca bất hủ viết về quê hương Nam Bộ là người ở Long Thành, Đồng Nai.
Nguyên nhân thứ nhì, đó là do miền Tây đang phải nhận phần thiệt thòi do bị tính GDP rất thấp dù gánh trên vai trọng trách bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước, bỏ ra công sức cực khổ nhưng nông sản bị định giá thấp nên mang tiếng nghèo và bị khinh thường. Miền Đông Nam Bộ nhờ lợi thế hạ tầng (sân bay, cảng biển) đã thu hút các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, những cơn sốt đất, dòng tiền chảy mạnh đã góp phần làm cho GDP của vùng này tăng trưởng ở mức cao. Người miền Tây đang giúp cho bữa cơm của mỗi gia đình có giá cả phải chăng hơn, tuy nhiên không ai trân trọng điều đó, họ chỉ biết nhìn vào vài ba cậu thanh niên miền Tây đua xe, vài ba cô gái làm dịch vụ để đánh giá và khinh khi cả một vùng miền.
Nguyên nhân thứ ba xuất phát từ tư tưởng tự hào thành thị của dân gốc Bắc, ngoài Hà Nội thì có “giai phố” thì ngon lành hơn giai quê, tương tự trong Nam thì dân Bắc ở miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn đều có tư tưởng nhìn dân miền Tây thấp kém hơn, họ chính là tác giả của thực trạng kỳ thị nội bộ tại miền Nam này.

Một sự việc liên quan đến vấn đề kỳ thị miền Tây do một người Bắc Kỳ gây ra
Nguyên nhân thứ tư, người miền Đông Nam Bộ gốc Nam được người gốc miền Bắc và gốc miền Trung khen ngợi (dĩ nhiên người gốc Bắc và Trung đang có hộ khẩu thì phải tự hào chứ), người miền Tây bị chê bai, bản chất người miền Nam cũng thích nghe ngọt nên dần dần người ta chấp nhận cái định kiến đó là đúng (vì người Bắc và người Trung họ chửi miền Tây chứ đâu có chửi mình đâu mà, mình ngon lành hơn), và coi người miền Tây là một thế giới khác thấp kém hơn.
Khắp Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ tràn ngập những món ăn xa lạ có nguồn gốc từ miền ngoài. Khó mà tìm thấy được những dấu ấn của văn hóa Nam Bộ ở các đô thị lớn nữa, nếu muốn tìm lại được nét quê ở miền Đông Nam Bộ chắc chỉ còn mỗi Tây Ninh, Cần Giờ, Nhơn Trạch hay Tân Uyên, Vĩnh Cửu.
Điều đáng buồn là chính dân miền Đông Nam Bộ gốc Nam rặt lại đang có xu hướng xui theo những định kiến mới này, chính họ tự cô lập mình khi phản ứng với các định kiến nhắm vào miền Nam, một mặt họ vẫn phản bác lại luận điểm của người Bắc tuy nhiên họ cũng hùa vào quan điểm của người Bắc về vấn đề người miền Tây. Chỉ còn một số ít người miền Đông Nam Bộ là hiểu chuyện nhưng họ cũng không thể làm được gì trước quán tính quá lớn của toàn cầu hóa, đô thị hóa. Đáng lẽ ra người miền Nam nên đoàn kết thì giờ đây vì những giá trị vật chất xa hoa phù phiếm, phồn vinh giả tạo được tạo nên từ những con số GDP vốn không phản ánh đúng được chất lượng cuộc sống đã khiến chúng ta xa nhau hơn vì những định kiến rất vô lý. Chỗ được bơm tiền trước, mất văn hóa nhiều hơn thì khinh chỗ chưa được bơm tiền và chưa mất văn hóa.

Liệu có phải là dân miền Đông rặt, hay là dân Bắc có hộ khẩu miền Đông nhân danh người miền Đông?
Người dân miền Nam đã và đang bị đeo cái tròng “tư bản” vào cổ và tự hào là một mảnh đất giàu, kinh tế năng động, làm ra tiền v.v….Nhưng sau tất cả những tất bật, nỗ lực lao động, chúng ta còn lại gì? Một xã hội đầy chia rẽ bởi ta được ai đó thì thầm vào lỗ tai để ta quên luôn đi nguồn gốc của ta, ta ghét chính những tiền nhân có công ơn với ta, ta luôn muốn cao sang hơn, ta muốn phải giống Tây, ta không dám sinh con, ta chán ghét chính cái Tết mà khi xưa ta nghèo ta vẫn thấy nó vui, ta muốn có một cá tính giống người xứ khác, ta khinh chê chính nguyên bản của chúng ta, nhưng có một sự thật là ta cũng không tài nào giàu hơn được kẻ in tiền bơm xuống cho ta, và ta cũng mất luôn văn hóa của chính ta.

Liệu đua xe có đáng để bị chửi là súc vật?
Ít nhứt nếu không thể thay đổi được gì, ta cũng đừng nên thúc ép những con người đang sống đúng với quy luật với tự nhiên phải thành ra như ta, nếu được, hãy giúp họ trong khả năng có thể. Đừng để một ngày nào đó, văn hóa của chúng ta lại để cho người xứ khác tiếp quản và duy trì, chỉ vì ta mải mê tự hào là ta giàu, ta giỏi, ta kiếm tiền hay. (có kiếm được nhiều bằng kẻ in tiền hay không).
Lê Trọng Tường
BÌNH LUẬN
Bậy! Tiếng miền Đông như Tây Ninh, nghe gần giống tiếng Nẫu, khác hẳn tiếng miền Tây.
Tiếng khu Chợ Lớn (quận 5,6,11) nghe kéo dài nguyên âm, như tiếng Quảng Đông. Tiếng khu Bảy Hiền gần giống tiếng Quảng Nôm.
Làm đéo gì có tiếng miền Đông giống tiếng miền Tây?
Tiếng miền Đông ở HCM, Đồng Nai, BRVT nghe là ổn nhất, dễ nghe nhất vì pha Bắc, Trung, Nam.
pha rồi thì nói làm gì, đang nói những người chưa bị pha mà.
Người Nam pha tiếng Bắc nghe rất dễ thương, vì đây là pha tự nhiên, không gượng ép.
Ghét nghe người Bắc pha tiếng Nam, vì khó nghe hơn tiếng Bắc, giống như bị lỗi phần mềm vậy!
Ghét cay đắng mấy thằng đồng hương nói tiếng Nam.
pha ở đây tức là bị dân nhập cư ảnh hưởng, chứ không phải như anh đang giải thích đó là giả giọng. Giọng của người Nam ở các thành thị miền Đông đã thay đổi nhiều bởi các làn sóng nhập cư, chứ dân rặt như Cần Giờ, Nhơn Trạch hay Định Quán thì giọng cũng không khác miền Tây nhiều đâu. Còn ý anh giải thích cũng đúng, người Nam mà nói được giọng Bắc thì nghe lại tự nhiên hơn người Bắc cố gắng nói giọng Nam.
Đồng ý 100%
Người miền Tây cũng tùy thôi. Ai có học hành đầy đủ, sinh trưởng ở thành phố thì không nói “r” thành “g”. Cũng không nói mấy từ Khmer như ” mình ên”, “hóc bò tó”. Nghe mấy người đó nói thì ai dám khinh dân miền Tây?
ủa xài từ địa phương mắc gì khinh?
Giong miền Tây nghe dễ thương, đó là với tôi. Chỉ bực mình vì từ vựng Khmer hơi nhiều.
ủa tui người miền trung, cụ thể Bình Định. Từ nhỏ vẫn nghe từ hóc bà tó mà. Với lại đó là cách diễn giải bình thường trong văn nói làm gì phải mà căng quá vậy.
“Hóc pò tó” của miền Trung là tiếng Ba Na, là môth sắc dân Mọi Tây Nguyên. Vì mọi Ba Na đồng chủng với mọi Khmer nên có những từ giống nhau. Vùng núi Bình Định cũng có nhiều mọi den lắm.
Hồi đất nước chưa Công nghiệp hoá, dân miền Tây cũng láo lắm. Ai mà quên câu : “Miền Tây ăn cá bỏ đầu. Miền Đông xứ đói, lấy zìa nấu canh”.
Vì miền Đông bị xem thường thế nên dân hai tỉnh Long An, Tiền Giang,vốn thuộc tỉnh Định Tường thời Nam kỳ Lục tỉnh, cũng trở giáo, tự nhận là dân miền Tây. Thậm chí đến tụi Bình Chánh cũng mạo nhận là miền Tây luôn. Bây giờ gió đã đổi chiều. Dân Tiền Giang, Long An có muốn quay lại, nhận là miền Đông thì đã muộn rồi.
Họ hàng tui vốn dân xứ kiết 100%. Những năm sau giải phóng, di cư vô Đồng Nai. Hồi đó đất rộng, muốn quây bao nhiêu thì quây. Dân Sài Gòn đi kinh tế mới, được ít bữa là bỏ chạy. Dân xứ kiết thì bám trụ. Bây giờ đất có giá, bỗng thành tỷ phú cả.
Đúng như Khá Bảnh nói. Mấy đứa cháu tui, giờ nói tiếng Nam cả. Chúng đéo nhận chúng là dân Trung nữa. Chúng khinh rẻ người miền Tây là lười biếng, đĩ bợm. Nhưng đâu phải mỗi người miền Tây là nạn nhân. Ai nghèo, chúng khinh tất dù là Bắc hay Trung, kể cả dân Xì Gòn. Gặp bà con từ quê vào chơi, chúng cũng khinh khỉnh.
Xã hội kim tiền đã phá vỡ kễt cấu xã hội Nho giáo miền Bắc. Còn miền Nam thì đã bị phá hủy từ lâu rồi, khi quân Mỹ chiếm đóng. Với 50 vạn gái điếm trước 1975, chiếm khoảng 1/40 dân số miền Nam lúc đó, tương đương với 2,5 triệu người nếu so với dân số hiện nay.
Miền Đông thời Pháp thưa dân lắm. Ngoài Sài Gòn, chỉ có mấy huyện lúa thuộc tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa là có dân Việt thôi. Các thị tứ, chợ búa thì tụi Ba Tàu chiếm đa số. Còn đâu là bạt ngàn rừng. Trong rừng là các loại Mọi.
Người Pháp phá rừng làm đồn điền, đưa phu Bắc Kỳ vào làm cao su. Cách mạng Tháng 8 nổ ra, phu đồn điền thành người tự do. Họ hăng hái gia nhập Việt Minh. Số sau này tập kết ra Bắc. Số thì ở lại miền Nam lấy vợ người bản địa, kể cả người Mọi. Vì vậy, dân miền Đông rất là tạp chủng.
Công ty tôi có mấy thằng nhân viên da đen, tóc quăn. Nó khoe ông cố nội nó là người Bắc. Người Việt lai Mọi chứ Bắc gì tụi bay!
Năm 1954, hàng chục vạn con chiên Chúa đổ về miền Đông. Nhưng tại sao lại là miền Đông? Là vì, nơi đây có nhiều đất trống, vốn là đồn điền cũ của Pháp, cũng là cứ cũ của du kích Việt Minh. Đưa dân Bắc về miền Đông, chính phủ tránh được xung đột đất đai giữa người cũ và người mới.
Dân Bà Rịa kể rằng, ngày đó, dân Bắc di cư thiếu đất. Họ thấy dân Nam bỏ trống đất nhiều quá, thế là đến xin thuê để canh tác. OK, để tao lựa thửa nào xấu. Đụ má, cho tụi bay chết luôn!
Thật bất ngờ,từ sáng sớm đến mặt trời lặn, người Nam luôn thấy mấy ông Bắc Kỳ làm không nghỉ chỉ với 1 cây cuốc!
Đồn điền cũ của Pháp thì đất tốt, nhưng chỉ thích hợp trồng cao su. Dân di cư Bắc Việt thì chỉ biết trồng lúa nước. Thế là họ chê ỏng, chê eo. Ai lanh lợi thì bổ về Sài Gòn làm đủ nghề nhì nhằng để sống qua ngày. Anh nào ù lỳ thì ở lại làm nông, cực lắm. Đất khai hoang thì chỗ xấu, chỗ tốt. Chỗ tốt thì các Cha tranh giành, xí phần. Các Cha huy động con chiên nện nhau với xứ xứ đạo bên cạnh. Chả khác gì ở làng quê Bắc Việt.
Cộng sản tuyên truyền là Mỹ Diệm bố trí dân công giáo Bắc dọc theo các trục lộ để bảo vệ. Láo toét. Hồi đó còn yên lắm. Cộng sản tập kết ra Bắc hết rồi.
Sau này, mấy anh Nam Kỳ la lối là Diệm lấy đất dân Nam để cấp cho dân Bắc, cũng láo toét nốt. Đây là đất đồn điền cũ của người Pháp hoặc đất rừng thôi. Người Nam lúc đó còn ru rú ở các vùng lúa nước màu mỡ.
Nếu không có dân Bắc 54, xứ Nam Kỳ này còn phân hoá dữ. Người Hoa làm ông chủ nhỏ. Thằng Tây mũi lõ làm ông chủ lớn. Người Việt, Miên, Mọi chỉ là thứ dân nô lệ.
Bắc 54 cùng với chế độ gia đình trị họ Ngô, dù sao cũng đã xây dựng ra được 1 VNCH. Người Việt có thêm lòng tự tôn dân tộc. Ít ra là cũng trong phạm vi ĐNA.
Nhưng Bắc 54 có mặt trái là tham gia đắc lực vào công cuộc chống cộng của Mỹ, khiến chiến tranh dài hơn và tổn thất cho dân tộc nhiều hơn.