Trước hết cần làm rõ khái niệm “nhạc bolero” vì hiện đang có nhiều tranh cãi về cách gọi này. Thực tế có nhiều bài hát dù được viết ở điệu slow, 6/8 hay ballad dân ca nhưng vẫn bị gọi là “nhạc bolero”. Rất nhiều người gộp tất cả các bài nhạc sáng tác trước 1975 ở miền Nam và cái rổ “nhạc bolero”. Một số khác thì lại phân chia đẳng cấp khi cho rằng “nhạc bolero” là sến súa và “kém sang” hơn so với “nhạc vàng” – hầu hết được sáng tác bởi các nhạc sĩ Bắc 54 di cư và không theo điệu bolero.
Cá nhân người viết bài này gọi “nhạc vàng” chỉ chung tất cả những bài hát được viết dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam từ 1954-1975. Còn nhạc bolero chỉ bao gồm những bài hát được viết ở nhịp bolero bất kể thời điểm sáng tác là khi nào. Ví dụ: Duyên Phận là nhạc bolero dù được sáng tác sau 1975.
Bối cảnh
Không gian tự do và cởi mở về âm nhạc trước 1975 đã mang đến rất nhiều cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhạc sĩ từ Bắc chí Nam, những nhạc sĩ tài danh của miền Nam cũng thành công rực rỡ với nhạc bolero như Lam Phương, Trúc Phương, Vinh Sử, Anh Bằng, Thanh Sơn. Bolero là thể loại nhạc đại chúng nhất, mang lại doanh thu cao nhất cho các ca nhạc sỹ trước 1975, phản ảnh sức sống mạnh mẽ của âm nhạc miền Nam thời hoàng kim.
Sau 1975, có một giai đoạn khó khăn của đất nước và những định kiến về chế độ cũ đã khiến nhiều nhạc sĩ mất cảm hứng sáng tác, có khá ít bài hát bolero mới được sáng tác trong thập niên 80. Sau khi đất nước đổi mới, các nhạc sĩ trẻ cũng đã rất thành công với các bài hát được viết ở nhịp bolero trong đó phải kể đến Thái Thịnh với “Duyên Phận”, “Lênh Đênh Phận Buồn”. Phần lớn các bài hát bolero được hát bằng giọng Bắc do ảnh hưởng từ thời VNCH khi mà người Bắc và người Trung chiếm lĩnh về truyền thông và tân nhạc. Nhưng nhìn chung đa số các bài hát bolero miền Nam đều rất tình cảm, mang tính tự sự, dễ đi vào lòng người. Những ca sỹ hát nhạc bolero hay nhất đa số đều là người miền Nam do cách luyến láy đặc trưng phù hợp với giọng hát của họ hơn. Trong giai đoạn từ sau năm 2012, nhạc bolero đã sống lại, nhiều ca sỹ trẻ và những ca sỹ không chuyên cũng đã nổi tiếng với dòng nhạc này.
Trong giai đoạn trước 1975, phía Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam cũng có những bài hát cổ động cho cách mạng nhưng vẫn có giai điệu gần gũi, đậm đà bản sắc, âm hưởng miền Nam như Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn, Bài Ca May Áo,…
Vậy nhạc bolero có phải là tất cả tinh túy của âm nhạc miền Nam? Sai: âm nhạc của miền Nam không phải chỉ có bolero mà đặc sắc nhất vẫn là cổ nhạc với hệ thống bài bản phong phú, có thể soạn lời để ca bất kỳ chủ đề nào mà người nhạc sỹ muốn. Bên cạnh đó là hệ thống hàng chục điệu lý phong phú mang đậm bản sắc phương Nam. Trong bất cứ thời kỳ nào thì tân nhạc miền Nam cũng sản sinh ra những bài hát mang đậm âm hưởng dân ca với cách hát sử dụng giọng miền Nam đặc trưng. Ở thời VNCH đó là những bài hát như “Phải Lòng Con Gái Bến Tre”, “Cây Cầu Dừa”, “Lý Con Sáo Bạc Liêu”, “Bông Bí Vàng”, “Em Đi Trên Cỏ Non”, “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè”, “Sa Mưa Giông”, “Điệu Buồn Phương Nam”, “Đau Xót Lý Chim Quyên” v.v… của những nhạc sĩ nổi tiếng Phan Ni Tấn, Bắc Sơn, Vũ Đức Sao Biển, Hàn Châu v.v… Thậm chí sau 1975 thì số lượng những bài hát hay mang âm hưởng dân ca Nam Bộ vẫn xuất hiện và đi vào lòng khán giả đến tận ngày hôm nay. Đó là những sáng tác của nhạc sĩ Thanh Sơn như “Áo Mới Cà Mau”, “Hành Trình Trên Đất Phù Sa”, “Hương Tóc Mạ Non”, “Hình Bóng Quê Nhà”, “Gợi Nhớ Quê Hương”, “Sóc Sờ Bai Sóc Trăng”, “Yêu Cô Gái Bạc Liêu”…Từ “Chiếc Áo Bà Ba” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh – một cựu sĩ quan quân lực VNCH cho đến “Đàn Sáo Hậu Giang”, “Tình Đất Đỏ Miền Đông” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn – một người có cảm tình với chánh quyền cách mạng, tất cả đều yêu mến mảnh đất và tình người miền Nam để tạo ra những bài ca ca ngợi quê hương, không thiên về chánh trị. Bước sang thập niên 90, 2000 tiếp tục xuất hiện những sáng tác mới của những nhạc sĩ trẻ hơn như “Chim Trắng Mồ Côi”, “Buồn Con Sáo Sậu”, “Anh Về Miền Tây”, “Cây Bã Đậu”, “Đau Xót Lý Con Cua”,.. của nhạc sĩ Minh Vy, “Nội Tôi” của Đình Văn, “Dây Đủng Đỉnh Buồn” của Sơn Hạ v.v..
Các nhạc sĩ hòa âm phối khí sau này đã khéo léo sử dụng chất liệu điệu lý Nam Bộ trong các bản phối mới của những bài hát nổi tiếng như “Hương Tóc Mạ Non”, “Em Đi Trên Cỏ Non”, “Tình Mẹ Cửu Long”, “Miền Tây Quê Tôi” v.v…để tạo sự mới mẻ và dễ đi vào lòng công chúng hơn.
Hay đơn cử là “Bài Ca Đất Phương Nam” của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – nhạc phim truyền hình Đất Phương Nam, cũng là một bài hát rất nổi tiếng và được coi như là tiêu biểu của vùng đất phương Nam dù không qua bất kỳ cuộc bình chọn nào. và còn rất nhiều những bài hát đã đi vào lòng người, sống mãi với thời gian. Ở đây người viết bài muốn nhấn mạnh rằng âm nhạc thật sự của miền Nam đó là những bài hát mà phải hát bằng giọng miền Nam mới lột tả hết được cảm xúc của bài hát, bên cạnh bộ môn đờn ca tài tử dĩ nhiên là di sản riêng của văn hóa miền Nam mà người miền khác không thể nào bắt chước một cách trọn vẹn được.

Duyên Phận – một bài hát “bolero sau 1975” rất thành công
Dù dưới chế độ nào thì dòng chảy văn hóa của miền Nam vẫn chảy, vẫn sống và âm nhạc của miền Nam vẫn tồn tại dù không còn rực rỡ như ba thập kỷ trước đó (80,90,2000). 2019 chúng ta có “Sóng Gió” của Jack gây tiếng vang với chất liệu nhạc miền Tây ở phần phối khí. 2020 chúng ta vẫn có được bài hát “Tình Mẹ Cửu Long” đầy cảm xúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Tùng Châu qua sự thể hiện của ca sỹ Phi Nhung và Hồ Văn Cường. Và những bài hát cũ vẫn tiếp tục được ưa chuộng bởi nó thuộc về vùng đất phương Nam này.

Liên khúc Mời Anh Về Thăm Quê Em và Sóc Sờ Bai Sóc Trăng, Toàn bộ đều được hát bằng giọng miền Nam. Đây mới chính là nhạc miền Nam thuần chất nhất!
Rất nhiều người miền Bắc hiện nay dùng những từ ngữ miệt thị đối với văn hóa miền Nam như “bọn ủy mị bolero” tuy nhiên với tầm hiểu biết hạn hẹp (nếu không muốn nói là ngu của họ) thì họ vẫn chưa biết dùng từ nào để xúc phạm tới những bài tân nhạc mang âm hưởng dân ca vốn thực chất mới chính là cái hồn của âm nhạc miền Nam. Dĩ nhiên không bàn tới cải lương vì nó ở một đẳng cấp khác rồi. Nói như vậy không có nghĩa là bài xích bolero và những bài hát của chế độ cũ, mà ở đây chúng tôi chỉ muốn chứng minh rằng người miền Nam muốn trân trọng và tiếp thu những giá trị tốt đẹp chứ không phải chúng tôi nghèo nàn văn hóa, việc hát nhạc bolero và tân nhạc nói riêng không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn văn hóa và “bị đồng hóa”.
Nguyễn Văn Bảnh
BÌNH LUẬN
Muốn sáng tác bài hát nhạc bolero dễ ợt. Chỉ cần lấy cuộn băng cát xét nhão thâu băng thì bài nào chẳng thành bolero?
sáng tác bài nào như Chim Trắng Mồ Côi mới khó
Bolero là đặc sản của miền Nam. Cần có kế hoạch bolero hóa toàn bộ nền âm nhạc Việt Nam. Tất cả các bài hát Việt sẽ được thâu lại nhưng bị “nhão hóa”. Thế là các bài nhạc đỏ hùng tráng sẽ trở nên rề rà, chậm chạp, lê thê… Đảm bảo với cách này, dân miền Bắc sẽ mất hết nhuệ khí cgiến đấu.
Mấy thằng Liên hợp quốc cũng đéo có trình độ thưởng thức Bolero. Đúng ra nó phải được Unesco tôn vinh là văn hóa phi vật thể như Chèo, Quan họ. LHQ còn ngu vậy, sao nói được dân trong nước không thích bolero? May còn có giới ca sỹ pê đê còn đang bảo tồn bolero tại các đại nhạc hội đám ma.
Bolero Việt Nam là một điệu nhạc có nguồn gốc Tây Ban Nha du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.
Bô lê rô, năm ngoái được một số nhà đài cho lên sóng. ĐM, trước giờ tui có biết bolero là cái quái gì đâu, hóa ra là nhạc nhão. Gần đây đéo thấy đài nào phát nữa, thay vào đó là game show nhảm nhí. ĐM công chúng Việt Nam, đéo biết thưởng thức bolero!
Nói ngu vc. Âm nhạc là tùy người mà nó hay hoặc dở. Tao thích nghe rock và metal mà dân VN không nghe được thì tao chửi ngu giống mày mà. :)))
“Giống mày à”
ĐM, nghe chữ “sóc” biết ngay là tiếng Miên. Bài “sóc, sóc” gì đó của miền Nam, có hay mấy cũng đéo muốn nghe. Thà nghe quan họ của BKC còn hơn nghe dân ca tụi mọi.
Thế nào là tinh túy? Tinh túy là những cái được chọn lọc mà không thể có cái tót hơn. Nhạc bolero chỉ là 1 dòng nhạc song song với các dòng nhạc khác, nó có thể thịnh ở thời điểm này, suy ở thời điểm khác. Nếu người Nam kỳ chốt bolero là tinh túy, cũng có nghĩa là các dòng nhạc khác không được phép tốt hơn nó. Điều này rất cực đoan, có thể làm cho đời sống âm nhạc miền Nam ngày càng thiếu sức sống.
bởi vậy ai phán bolero là “quốc nhạc” của miền Nam là sai.
Nói về âm nhạc Nam kỳ, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là các thể loại vọng cổ, cải lương, bolero, đờn ca tài tử. Nếu không nhão nhét thì cũng lề mề, chậm chạp.
Vậy mày thấy bài quốc ca nước nào mang từ kinh dị, căm phẫn vô để đi hát các kỳ đại hội thế giới chưa? “cờ in máu” “xây xác quân thù”. Mỗi lần đoàn VN ra nước ngoài để hát, hoặc hát khi có bạn bè thế giới, tao thấy các nhạc hùng hồn kiểu này thiệt là mắc cỡ. Thời này là thời nào rồi? bạn bè khắp thế giới mà cứ mang cái hận cũ ra để tạo khí thế trước các cuộc tranh đua?Tại sao không đổi lời, chỉ giữ lại giai điệu cho lời lẽ bớt hằn học, căm thù đi?
Một dân tộc muốn được tôn trọng thì phải có văn hoá. Âm nhạc là đỉnh cao văn hoá. Dân miền Nam không thua kém miền Bắc về năng khiếu âm nhạc, nhưng các nhạc sỹ miền Nam lại ít sáng tác được bài nào ra hồn, hoặc có mà đéo ai biết. Hát về Hà Nội, thống kê đã có hơn 300 bài. Có nhiều bài do nhạc sỹ miền Nam sáng tác. Vậy mà mấy ông nhạc sỹ đó lại không sáng tác nổi bài hát cho Sài Gòn. Đáng buồn vậy đó. Nhạc sỹ miền Nam khó tìm ra cảm xúc từ đất và người Sài Gòn nhưng lại dễ dàng rung cảm trước những hàng cây, góc phố, bóng hình ai… Hà Nội.
Trời ơi là Trời! Ca ngợi và cổ súy “nhạc boléro” và cho là nhạc miền Nam bình dân… Thế còn nhạc Slow, Valse, Boston, Tango, Pasodoble… và nhạc cổ điển: Beethoven, Chopin, Brahms, Bach và Mozart thì sao nhỉ? Có rành và hiểu biết về âm nhạc thì mới lý sự nghe, chú em… Anh là người gốc Bắc 54 (sinh năm 1952), nhưng khoản nhậu và tính phóng khoáng thì hơn người miền Nam (xin lỗi theo cách nói của em) nhiều nhiều lắm…
bài đã nói rất rõ bolero không đại diện cho toàn bộ cá tính của âm nhạc miền Nam, nó là một sản phẩm của thời cuộc, còn nhạc mang dâm hưởng dân ca Nam Bộ thì từ trước chiến tranh và sau chiến tranh đều liên tục phát triển. Đem ba cái điệu slow, valse, boston ra để khoe chữ hay gì? Có ăn nhập gì đâu? Cổ điển là của Tây chứ có phải miền Nam đâu mà đem ra khè?
kệ thằng cha mày nha bắc kì chó,đã ngu còn thích nói nhiều,đem nhạc của tây ra để khè à thằng ngu ?